CSR là viết tắt của từ gì? Lan Anh Adv
CSR là viết tắt của từ Corporate Social Responsibility, đây là một khái niệm đề cập đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. CSR được nhận định là đã, đang và sẽ trở thành khía cạnh cực kỳ quan trọng trong các hoạt động kinh doanh tại nước ta, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hướng tới kinh doanh bền vững.
Trong thời gian gần đây, thuật ngữ kinh tế này ngày càng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Nếu như bạn cũng đang có chung mối quan tâm về vấn đề này, thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây từ Lan Anh Adv nhé!
1. CSR là viết tắt của từ gì?
CSR là một thuật ngữ kinh tế, viết tắt của cụm từ Corporate Social Responsibility – hiểu là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đây là hoạt động, trách nhiệm mang tới các lợi ích cho cộng đồng, xã hội thông qua các cam kết của doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh, những đóng góp vào sự phát triển của kinh tế, xã hội và môi trường nơi mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Giữa thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, CSR đang được xem như một yếu tố giúp thương hiệu doanh nghiệp, công ty tăng cao lợi thế cạnh tranh, bảo vệ và nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu. Đồng thời tạo dựng và củng cố lòng tin, những đánh giá tích cực của nhân viên công ty cũng như các đối tác, khách hàng đối với doanh nghiệp.
1.1. Hoạt động CSR là gì?
CSR, hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các quy tắc hoạt động được doanh nghiệp tự đưa ra với mục đích đóng góp cho các mục tiêu xã hội. Trước đây, thuật ngữ này chỉ được hiểu là chính sách nội bộ riêng của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc một chiến lược đạo đức kinh doanh.
Nhưng ngày nay, dựa trên những bộ luật quốc tế cũng như việc hàng loạt tổ chức, công ty, doanh nghiệp đã đưa thuật ngữ này ra khỏi tầm một sáng kiến, lý tưởng bằng chính khả năng của mình. Thì CSR đã trở thành một phương pháp tự điều chỉnh doanh nghiệp, hay nói đúng hơn là một chính sách bắt buộc mà bất cứ tổ chức, doanh nghiệp dù ở quy mô nào cũng cần phải có.
Cụ thể, các hoạt động CSR bao gồm:
- Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty/doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức;
- Bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động;
- Chống tham nhũng;
- Bảo vệ môi trường sống;
- Thu hẹp khoảng cách giữa nhân viên với lãnh đạo;
- Vì lợi ích cộng đồng.
1.2. Các loại trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tuân thủ và thực hiện trách nhiệm đối với xã hội. Các loại trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp cần tuân thủ có:
- CSR môi trường: Công ty, doanh nghiệp tập trung vào công tác bảo vệ, giữ gìn môi trường bằng cách đưa ra những sáng kiến giúp giảm ô nhiễm rác hoặc khí thải, tái chế chất thải, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo,.....
- CSR đạo đức: Trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp là các giá trị liên quan tới đạo đức và niềm tin, thường bao gồm tất cả các bên liên quan đến công ty, doanh nghiệp đó như nhân viên, đối tác, nhà cung cấp, nhà đầu tư,.... Ngoài ra, CSR đạo đức cũng bao gồm các vấn đề như bình đẳng giới, giờ làm việc, mức lương tối thiểu,.....
- CSR từ thiện: Những khoản đóng góp, quyên góp, tài trợ của doanh nghiệp dành cho các tổ chức từ thiện xã hội sẽ được xem là hoạt động từ thiện chẳng hạn như giúp đỡ trẻ em nghèo vùng sâu xùng xa, hỗ trợ người dân ở những vùng bị lũ lụt,....
- CSR kinh tế: Đây là trách nhiệm tập trung chủ yếu về các khía cạnh tài chính. Theo đó, một công ty, doanh nghiệp không chỉ phải tạo ra lợi nhuận mà còn phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm công bằng như nộp thuế để hỗ trợ nền kinh tế nước nhà.
1.3. Ý nghĩa CSR là gì?
Như đã biết, CSR được hiểu là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực, trường hợp, từ viết tắt này có thể mang những ý nghĩa hoặc phạm trù khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa từ CSR trong các lĩnh vực lớn, hay gặp nhất như:
1.3.1. CSR trong ngân hàng là gì?
CSR trong lĩnh vực ngân hàng được hiểu là Customer Service Representative – Nhân viên đại diện dịch vụ khách hàng, hay được gọi là cố vấn dịch vụ khách hàng, công tác viên dịch vụ khách hàng. Nhân viên CSR sẽ tương tác với khách hàng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp hoặc hướng dẫn và giải quyết, xử lý các khiếu nại, xử lý đơn đặt hàng,....
Vị trí của một nhân viên CSR trong ngân hàng thường thực hiện những công việc cụ thể sau:
- Phát triển khách hàng: Khai thác dữ liệu khách hàng sẵn có; hướng dẫn khách hàng thực hiện các giao dịch hoặc tiếp xúc với các chức danh khác để thực hiện giao dịch; tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ; chăm sóc khách hàng hiện tại và khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới; triển khai các kế hoạch kinh doanh được giao.
- Chăm sóc khách hàng: Cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới đến khách hàng; tiếp nhận và giải quyết những khó khăn của khách hàng trong quyền hạn cho phép.
- Thực hiện công việc vận hàng: Nghiệp vụ giao dịch, tiền gửi như mở tài khoản cho khách hàng, quản lý lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng giao dịch, thực hiện các công việc khác theo phân công,....
1.3.2. CSR trong doanh nghiệp là gì?
CSR trong doanh nghiệp chính là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thuật ngữ này dùng để chỉ bên cạnh lợi nhuận kinh doanh, một doanh nghiệp hoạt động cần phải gắn liền với các lợi ích của xã hội, phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, tuân thủ đạo đức kinh doanh và đóng góp vào quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động nói riêng, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.
Hiện tại, CSR được các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện dưới những hình thức như:
- Trách nhiệm với người tiêu dùng và thị trường hàng hóa;
- Trách nhiệm với việc bảo vệ tài nguyên môi trường;
- Trách nhiệm với người lao động;
- Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Trong các trách nhiệm, trách nhiệm đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường chung luôn là hoạt động CSR quan trọng được các doanh nghiệp tập trung thực hiện. Điển hình là xu hướng chuyển sử dụng điện từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo như điện mặt trời mái nhà.
1.3.3. CSR trong Marketing là gì?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thực tế nếu được áp dụng đúng cách sẽ tạo ra những tác động tích cực, mang tới những hiệu quả lớn về yếu tố Branding và Marketing. Bởi các hoạt động, chương trình CSR có chức năng rất lớn trong quá trình xây dựng và định vị thương hiệu.
Thông qua những cái chạm về cảm xúc như câu chuyện, thông điệp truyền tải, tình huống xây dựng,.... Khách hàng sẽ dễ có được những ấn tượng tốt đẹp hơn mỗi khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp.
Hơn nữa, các hoạt động nằm trong chiến lược CSR của công ty, doanh nghiệp thường có xu hướng kết nối chặt chẽ với cộng đồng địa phương, xã hội hơn là từng khách hàng riêng lẻ. Do đó câu chuyện thương hiệu sẽ được định hướng một cách tự nhiên mà chắc chắn, hỗ trợ hiệu quả cho các chiến dịch Marketing về sau.
2. Phân biệt CSR và ESG
CSR và ESG là 2 khái niệm đều chỉ một doanh nghiệp bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận, còn phải tạo ra những tác động tích cực cho môi trường và xã hội. Tùy theo đặc điểm và mục đích phát triển, mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến lược tối ưu nhất cho mình. Để hiểu hơn, bạn cần phân biệt CSR và ESG khác nhau như thế nào.
2.1. CSR – Corporate Social Responsibility
CSR – Corporate Social Responsibility là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và có thể xem như một yếu tố trong chiến lược đối ngoại của doanh nghiệp. CSR yêu cầu công ty, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với cộng đồng qua các hoạt động như gây quỹ, thiện nguyện, chính sách đạo đức trong kinh doanh và với nhân lực của công ty, bảo vệ môi trường. Một công ty hoàn thành tốt CSR khi vừa tạo ra lợi nhuận vừa không gây tổn hại đến con người trong tổ chức, lẫn cộng đồng, xã hội mà họ đang hoạt động.
Trong thuật ngữ CSR có từ “trách nhiệm” (responsibility), tương đương với việc doanh nghiệp luôn phải thực hiện một trách nhiệm đóng góp, mang tới những giá trị tốt đẹp cho xã hội dưới bất cứ hình thức nào, chẳng hạn như tổ chức thiện nguyện. Hoặc là với CSR môi trường, doanh nghiệp đó sẽ tiến hành các chương trình trồng rừng, kêu gọi thu gom vật phẩm tái chế, nghiên cứu bao bì hoặc nhiên liệu tối ưu nhằm giảm thiểu lượng rác thải hoặc khí thải ra môi trường,...
CSR hiện được xem là xu hướng có tính chất phổ biến trên thế giới, và đã trở thành điều kiện đầu tiên cho sự phát triển của mỗi tổ chức, công ty, doanh nghiệp.
2.2. ESG – Environmental, Social, Governance
ESG là viết tắt của 3 cụm từ Environmental (môi trường), Social (xã hội), và Governance (quản trị doanh nghiệp). Đây là 3 tiêu chuẩn đo lường các yếu tố giúp một doanh nghiệp trên thị trường có thể xây dựng nền tảng kinh doanh bền vững. Điểm ESG càng cao, doanh nghiệp đó càng có tiềm năng phát triển và tăng cao lợi thế cạnh tranh.
Theo mỗi khía cạnh mà thuật ngữ ESG sẽ mang những ý nghĩa khác nhau, gồm:
- E – Environmental: Tiêu chuẩn đo lường mức độ một doanh nghiệp trong quá trình vận hành đã có những tác động thế nào đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Chẳng hạn như đo lường tổng lượng khí thải ra môi trường song song với mục tiêu giảm thiểu hằng năm.
- S – Social: Một tiêu chuẩn dùng để đo lường các yếu tố xã hội và con người của doanh nghiệp như điều kiện làm việc của nhân viên công ty, quan hệ hợp tác với khách hàng và đối tác,... Bao gồm các yếu tố như cam kết mức lương, chính sách phúc lợi, chế độ bảo hiểm,...
- G – Governance: Tiêu chuẩn đo lường đạo đức kinh doanh, mức độ minh bạch và sự tuân thủ các quy định tại địa phương mà doanh nghiệp đang hoạt động, ví dụ như minh bạch trong báo cáo tài chính mỗi năm.
So với CSR, ESG có xu hướng toàn cầu hơn và mang tính chiến lược dành cho các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân. Nhất là các doanh nghiệp, công ty đang muốn mở rộng vốn và lĩnh vực kinh doanh, cần huy động nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là các quỹ đầu tư sạch hoặc năng lượng sạch.
Lý do là các tiêu chuẩn ESG sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng, khi mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn về công ty, thương hiệu đằng sau những sản phẩm họ chọn mua. Vì thế, ESG còn được xem là yếu tố minh chứng cho “sức khỏe” của một doanh nghiệp.
3. Công ty công nghệ quảng cáo Lan Anh
Hơn 10 năm hoạt động trong ngành dịch vụ SEO tổng thể chuyên nghiệp và uy tín tại TPHCM. Lananhadv là một agency hỗ trợ hàng ngàn khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, bất động sản, thú cưng, bao bì đóng gói, thời trang, may mặc, vật liệu xây dựng, hệ thống kênh rao vặt,….
Đội ngũ nhân viên với nhiều năm trong nghề cùng những trải nghiệm thực tế chúng tôi tự hào là đơn vị thấu hiểu và hỗ trợ khách hàng đẩy nhanh tiến độ phát triển, mang lại hiệu quả trong kinh doanh với chi phí hợp lý nhất.
Với tất cả những trải nghiệm từ khách hàng ở những dự án thực tế, những kết quả thực tế, Lananhadv tự tin và cam kết hỗ trợ khách hàng với những kết quả thực tế từ số liệu SEO, tỉ lệ chuyển đổi và hiệu quả đơn hàng mang lại.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ SEO website chuyên nghiệp, uy tín tại TP.HCM thì còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay Lananhadv để được tư vấn, trải nghiệm dịch vụ.
3.1. Các gói dịch vụ cung cấp
Các gói dịch vụ nổi bật tại Lananhadv gồm có:
- Dịch vụ seo tổng thể
- Dịch vụ viết bài chuẩn seo
- Dịch vụ thiết kế website chuẩn seo google
- Dịch vụ Server: hosting, đăng ký tên mình, ssl,...
- Dịch vụ quảng cáo online
3.2. Cam kết, chính sách
Tự hào là đơn vị hỗ trợ khách hàng mang lại những hiệu quả trong kinh doanh, Lananhadv cam kết:
- Cam kết đạt top page 1 liên tục trong trang công cụ tìm kiếm của Google.
- Nâng cao thứ hạng từ khóa theo danh sách từ khóa.
- Nâng cao tỉ lệ chuyển đổi, mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
- Không phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Hỗ trợ tư vấn khách hàng trong chiến lược marketing.
Đặc biệt Lananhadv cam kết dịch vụ seo qua từng giai đoạn tăng trưởng như sau:
- Giai đoạn 3 tháng: Tỉ lệ tăng trưởng 15-25% so với mốc thời gian tại thời điểm ký hợp đồng
- Giai đoạn 6 tháng: Tỉ lệ tăng trưởng 25-45% so với kết quả ngày cuối cùng của tháng thứ 3.
- Giai đoạn tháng thứ 7 đến tháng 9: Tỉ lệ tăng trưởng => 50% so với kết quả ngày cuối cùng của tháng thứ 6.
Đánh giá kết quả đạt và không đạt:
- Nếu đạt trên (=>50%) xem như dự án đạt yêu cầu (tiếp tục gia hạn và phát triển)
- Nếu đạt dưới (<50%) tính theo giá trị từ khóa đã đạt, hoàn tiền theo phần % giá trị không đạt
+ Trường hợp 1: Nếu đạt 40% đến <50%, hoàn tiền 10% tổng chi phí hợp đồng
+ Trường hợp 2: Nếu đạt 30% đến < 40 %, hoàn tiền 20% tổng chi phí hợp đồng
+ Trường hợp 3: Nếu đạt 20% đến < 30 %, hoàn tiền 30% tổng chi phí hợp đồng
+ Trường hợp 4: Nếu đạt 10% đến > 20%, hoàn tiền, 50% tổng chi phí hợp đồng
+ Trường hợp 5: Nếu đạt dưới 10%, hoàn tiền 100% tổng chi phí hợp đồng
Lưu ý: Sau thời hạn 7 tháng, sẽ đánh giá toàn bộ số lượng từ khóa để tổng kết dự án, đạt hay không đạt dựa vào các trường hợp cụ thể để xem xét và kết thúc dự án. Nếu khách hàng muốn hoàn tiền, hoặc cho thêm thời gian bên B sẽ tiếp tục đẩy từ khóa để đạt theo yêu cầu, thường thêm 1 tháng đến 2 tháng (đây là rủi ro không mong muốn).
Tỉ lệ tăng trưởng dựa vào số lượng từ khóa đạt vị trí từ 1 – 10 (trang đầu tiên google). Giá trị từ khóa sẽ được định giá tại thời điểm kết thúc dự án theo cam kết, dựa trên bảng giá google adword.
Hy vọng với bài viết về CSR là viết tắt của từ gì? của Lananhadv sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề trên hoặc đang tìm kiếm một công ty dịch vụ seo website tại TP.HCM thì đừng ngần ngại liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
>> Các bạn xem thêm nghiên cứu từ khóa SEO
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CÔNG NGHỆ QUẢNG CÁO LAN ANH
- Địa chỉ: 41/21 Ấp Thới Tứ, Xã Thới Tam Thôn, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM.
- Hotline: 0938.630.616 – 0977.800.810
- Email: info@lananhadv.com
- Website: http://www.lananhadv.com